Khi các nhà hàng đã chuẩn bị đi vào giai đoạn khai trương, nhưng nhiều ông chủ vẫn lúng túng với các câu hỏi: nhà hàng có rồi, vậy tìm có cách nào để thu hút khách đến nhà hàng đây? Với nhu cầu ẩm thực hiện nay, món ăn ngon thôi chưa đủ, quán đẹp cũng không thể giúp bạn tăng doanh thu nếu không có khách hàng biết đến.
Đương nhiên, bạn không thể kiêm nhiệm quá nhiều đầu việc từ thi công, quản lý kho quỹ, nguyên liệu cho đến tài chính marketing. Bởi vậy những gợi ý dưới đây sẽ phần nào giúp bạn hình dung trực quan và tường minh hơn những công việc mình cần phải làm khi bắt tay vào vận hành một nhà hàng mới với các cách thu hút khách hàng sau
Một món ăn muốn làm “say lòng” thực khách trước hết phải được làm từ nguyên liệu tươi ngon, sạch và an toàn. Để khi cơn “say lòng” qua đi, thực khách vẫn “say cái tình, say cái tâm” của nhà hàng mà quay lại và gắn bó.
1. Xây dựng khung ý tưởng cho nhà hàng mới
Bám sát mục tiêu ban đầu, đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai, danh sách món chính bạn sử dụng là gì? Điểm mạnh của bạn là gì, điều gì khiến khách hàng chọn bạn thay vì lựa chọn những món ăn khác. Bạn định xây dựng đối tượng khách hàng tiềm năng như thế nào. Khi mọi quán ăn hiện nay đều chú trọng yếu tố khác biệt việc bạn nổi bật đã khó nay lại càng trở nên khó khăn nhiều hơn. Việc có một bộ nhận diện hoàn hảo, thu hút là yếu tố đầu tiên để khách hàng nhận diện thương hiệu của bạn.
2. Cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất
A.Thu hút từ khi tìm kiếm
Trải nghiệm của khách hàng không dừng lại ở khoảng thời gian họ dùng bữa mà còn tính từ lúc khách hàng tìm kiếm, thưởng thức cho đến khi họ ra về và quay trở lại lần tiếp theo. Đối với trải nghiệm trước khi khách hàng đến dùng bữa, họ tiếp xúc với bạn thông qua những kênh nào? Qua địa chỉ, điện thoại, các trang mạng xã hội, cộng đồng… Với mỗi kênh đó, bạn có tự tin quán ăn của bạn hoàn toàn làm tốt? Khách hàng tìm kiếm thấy bạn, muốn đặt lịch, hỏi thăm về thời gian mở cửa, việc để họ cảm thấy mình được quan tâm một cách sát sao nhất thay vì những câu trả lời tự động dẫn đến việc khách hàng không được giải đáp đúng những vướng mắc của mình.
B.Khi Dùng Bữa
Đối với trải nghiệm trong quá trình dùng bữa, tránh tình trạng phục vụ chậm, nhầm sót món. Khách hàng luôn dễ dàng thông cảm nếu nhân viên của bạn niềm nở, thân thiện, giống như một chuyên gia tư vấn cho họ một cách chi tiết nhất. Còn những trải nghiệm sau khi khách hàng dùng bữa. Hãy xây dựng một hệ thống chăm sóc khách hàng bài bản. Bạn có thể tận dụng các voucher tích điểm, thẻ thành viên để thống kê và có lộ trình chăm sóc đặc biệt với nhóm này khi có sự kiện.
C.Chăm sóc khách hàng
Cá nhân hóa hoạt động chăm sóc khách hàng, nắm bắt được rõ họ đến sử dụng bao nhiêu lần, dùng những món gì, những ưu đãi đặc biệt, quyền lợi hơn so với những khách hàng thông thường. Đôi khi là trả lời những phản hồi của khách hàng về chất lượng dịch vụ cho cửa hàng được tốt hơn. Nhiều nhà hàng chọn lựa cách im lặng trước những phản hồi tiêu cực nhưng cũng có nhà hàng chọn lựa ứng xử khôn khéo bằng việc xin lỗi và gửi tặng khách những voucher thỏa đáng.
3. Khách hàng thích chụp ảnh và thưởng thức món ngon ở những không gian đẹp
Khách hàng luông thích chụp ảnh và thưởng thức những món ngon ở những không gian đẹp. Xây dựng dấu ấn riêng cho nhà hàng của bạn bằng hình ảnh món ăn bắt mắt, không gian trang trí chất lượng, hiện đại tạo cho thực khách cảm giác ngon miệng mọi lúc, mọi nơi. Nhiều thực khách ghé đến nhà hàng sẵn sàng gọi những món ăn độc đáo, đẹp về phần nhìn mặc dù trước đó họ không hề có ý định ghi chúng vào danh sách các món sẽ thưởng thức.
Hãy tạo dựng cho họ không gian để thỏa sức “sống ảo”, và vô hình chung khi khách hàng thấy đẹp, họ sẽ muốn lan toản cái đẹp đến những người khác, và từ đó trở thành kênh truyền thông của nhà hàng. Đừng ngần ngại chia sẻ những khoảnh khắc khách hàng dùng bữa tại nhà hàng.
Để có một bữa ăn ngon miệng, thì đồ ăn ngon thôi chưa đủ hãy chọn một nơi thật đẹp, dù đi cùng đối tác hay với người yêu, bạn bè, đồng nghiệp. Có như thế, bữa ăn của bạn mới trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và chất lượng hơn.