Từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới ăn chay đã trở thành một nét đẹp văn hóa. Cùng tìm hiểu về nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực chay ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung để có thể có được cái nhìn sâu rộng hơn.
1. Thế nào là ẩm thực chay?
Ăn chay là trong các bữa ăn chỉ sử dụng các loại thực phẩm chay như rau củ, các loại hạt, các loại đậu, nấm,.. để chế biến thành các món ăn mà không sử dụng thịt các loài động vật. Ăn chay giờ đây không chỉ là hình thức tu tập của những người theo đạo mà còn rất được rất nhiều người ưa thích. Nhiều người khi nhắc đến thực phẩm chay vẫn thường nghĩ đến các món đậu hũ, rau củ nhàm chán. Tuy nhiên, đó là một quan niệm hết sức sai lầm. Ngày nay, cùng với xu hướng phát triển chung, ẩm thực chay đã trở nên đa dạng hơn rất nhiều. Mùi vị cùng cách trình bày thậm chí chẳng hề “kém cạnh” các món mặn thông thường. Có thể nói, sự khéo léo, tài hoa của người đầu bếp giúp tạo nên sự hấp dẫn cho các món chay và khẳng định được vị trí và nét đặc sắc rất riêng của ẩm thực chay
Ẩm thực chay là xu hướng không mới, nhưng đang ngày càng được rất nhiều người hưởng ứng và áp dụng. Nguyên nhân là bởi các món ăn chay có lợi ích rất tích cực đối với sức khỏe. Nhờ chế độ dinh dưỡng giàu đạm thực vật, nhiều chất xơ và chất khoáng cùng các vitamin từ rau củ quả giúp hạn chế được các bệnh về tim mạch, huyết áp, mỡ máu,…
2. Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực chay Việt Nam
Từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, Đạo Phật đồng hành và gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân Việt. Ăn chay nhờ vậy cũng được dân ta biết đến từ rất lâu.
Cho tới nay, ẩm thực chay việt nam đã trở thành một nét văn hóa của nền ẩm thực nước nhà. Chúng ta hoàn toàn có thể tự hào khẳng định rằng: Người Việt có truyền thống chế biến các món chay cũng lâu dài như nền văn hiến Việt Nam.
Trong quan niệm của dân ta, ăn chay là để là để tránh nghiệp sát sinh, nuôi dưỡng lòng từ bi, yêu thương muôn loài cũng chính là yêu thương, tu dưỡng chính bản thân mình.
Ẩm thực chay đang trở nên gần gũi với người dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Hình thức ăn uống này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn khiến cho con người cảm thấy được nhẹ nhàng về tâm trí, thanh thản trong cõi lòng.
3. Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực chay của các nước trên thế giới
Không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà ăn chay hay ẩm thực chay rất “được lòng” ở các quốc gia khác. Mỗi quốc gia có một nềnẩm thực chayrất riêng với những nét đặc sắc không nhầm lẫn vào đâu được.
Một ví dụ tiêu biểu là Italia — nước có số người ăn chay nhiều nhất trong các nước thuộc liên minh Châu Âu. Các món chay của đất nước này rất đa dạng từ màu sắc, hương vị hình dáng và cách thưởng thức. Ai đã từng nếm thử món chay ở đây chắc hẳn sẽ phải trầm trồ ngưỡng mộ sự đa dạng của nền ẩm thực chay đến từ nước Ý.
Còn tại cái nôi của nhiều tôn giáo như Ấn Độ, những bữa ăn không chứa thịt là một phần không thể thiếu trong các bữa ăn trong các gia đình. Du khách cũng dễ dàng nhận biết thực phẩm chay dựa vào màu sắc: Đồ dành cho người ăn chay có các dấu ấn màu xanh lá, còn màu nâu là đồ ăn cho người ăn thịt.
Đài Loan là quốc gia có chính phủ khuyến khích người dân ăn chay một ngày mỗi tuần. Rau củ quả là thực phẩm chay truyền thống và không thể vắng mặt trong tất cả các bữa ăn. Kể cả các món ăn được mặc định chế biến từ thịt, vẫn được các đầu bếp nấu bằng rau củ mà mùi vị vẫn không hề thua kém. Singapore cũng là đất nước có nền ẩm thực chay phát triển cực kì mạnh mẽ. Điểm đặc biệt ở quốc gia hải sư này là các tín đồ món chay sẽ được thỏa sức lựa chọn các món chay, từ thuần chay đến bán thuần chay với đủ các hương vị và phong cách Trung Hoa, phương Tây hay Địa Trung Hải.
Ireland là đất nước có nền ẩm thực chay đặc biệt phong phú, vào hàng bậc nhất các quốc gia tôn thờ phật giáo. Người ta từng thống kê rằng, hai phần ba số nhà hàng, quán ăn ở đất nước này chuyên phục vụ đồ ăn chay.
Với những lợi ích và ý nghĩa không thể phủ nhận , ẩm thực chay đã trở thành một phần văn hóa tốt đẹp trong thói quen ăn uống của người dân Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia khác trên thế giới.