Cà phê chồn thượng hạng chỉ có ở vùng đất trồng nhiều cà phê như: Gia Lai, Đak Lak… Bên cạnh đó còn có cà phê chồn xứ Bình Phước. Ở những nơi này, nhu cầu thưởng thức cà phê dành cho tất cả mọi người. Mời nhau đi uống cà phê đã trở thành một bản sắc văn hóa. Họ coi đó thể hiện dự gần gũi, gắn bó. Vừa ngồi uống cà phê vừa chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống và giúp đỡ nhau trong công việc. Đặc biệt là chia sẻ kinh nghiệm trồng cà phê sao cho đạt hiệu quả và năng suất cao nhất.
Cà phê chồn không phải là loại cà phê phổ biến trên thị trường bởi sản lượng thu được rất ít. Để có được sản phẩm cà phê chồn bán trên thị trường đòi hỏi trải qua một quy trình chế biến nghiêm ngặt.
Đầu tiên, quả cà phê được chồn ăn phải là những quả chín. Vì chồn rất kén ăn nên nó chỉ ăn rất ít. Khi ăn, chúng nhả vỏ mềm khó tiêu bên ngoài chỉ ăn phần thịt và hạt của cà phê. Vào tới dạ dày chỉ có phần thịt được tiêu hóa còn hạt vẫn được bao bọc trong vỏ trấu.Trải qua quá trình tiêu hóa trong dạ dày, chúng thải những hạt không tiêu hóa được ra cùng phân. Con người đi thu gom phân chồn, rửa sạch hạt, phơi khô, bóc vỏ trấu, rang giòn, nghiền thành bột và lọc qua nước sôi để thưởng thức.
Ngay từ khâu tuyển chọn hạt cà phê để chồn ăn đã là cả một kì công. Chúng chỉ ăn những quả chín mọng của những cây có trái ngon nhất, không mùi lạ, không sâu rệp, không xước, không nhựa bám. Với khâu tuyển chọn kĩ lưỡng của những “chuyên gia chồn” đảm bảo được chất lượng và độ đồng đều của hạt cà phê.
Bởi vậy, trên thị trường cà phê chồn trở thành thức uống đắt đỏ. Hầu hết giới thượng lưu mới được thưởng thức loại cà phê này.